Bài 6: Kết nối mạng dùng USB wifi

Danh sách USB wifi tương thích với RPI xem ở đây

Một USB wifi không tương thích chủ yếu là vì không có driver phù hợp.

Vài USB wifi tương thích có thể mua ở VN như Buffalo WLI-UC-GNHP, Edimax 7811, Tenda W311MI. Tenda giá rẻ nhất, kế đến là Buffalo, sau cùng là Edimax. Edimax 7811 được nhiều người dùng RPI ưa chuộng vì chạy không nóng và rất ít tốn điện.

Để RPI dùng USB wifi, cần phải sửa file /etc/network/interfaces. File này mặc định cấu hình để RPI dùng mạng có dây.

Mở file để soạn thảo sudo nano /etc/network/interfaces

Thay bằng nội dung sau đây, tùy trường hợp

  • Kết nối với mạng wifi, cấu hình tổng quát
auto lo

iface lo inet loopback
iface eth0 inet dhcp

allow-hotplug wlan0
auto wlan0

iface wlan0 inet dhcp
        wpa-ssid "Tên_Mạng_Wifi"
        wpa-psk "Mật_khẩu"
  • Kết nối với mạng wifi ẩn SSID
auto lo

iface lo inet loopback
iface eth0 inet dhcp

auto wlan0
allow-hotplug wlan0
iface wlan0 inet dhcp
   wpa-scan-ssid 1
   wpa-ap-scan 1
   wpa-key-mgmt WPA-PSK
   wpa-proto RSN WPA
   wpa-pairwise CCMP TKIP
   wpa-group CCMP TKIP
   wpa-ssid "Tên_Mạng_Wifi_Ẩn"
   wpa-psk "Mật_khẩu"

iface default inet dhcp

Chú thích 1: Có thể mã hóa mật khẩu bằng lệnh wpa_passphrase Tên_Mạng Mật_khẩu. Sau đó dùng mật khẩu mã hóa thay cho mật khẩu bình thường.

Kết quả của dòng lệnh trên tương tự như sau

root@RPI-11:~# wpa_passphrase mySSID myPASSWORD
network={
        ssid="mySSID"
        #psk="myPASSWORD"
        psk=3098018d727d706782e8cde4b0b52714bca298c0000d38194908b08214165104
}

Chú thích 2: Thông tin về mạng wifi có thể tách riêng, ghi ở file /etc/wpa_supplicant/wpa_supplicant.conf. Khi đó file /etc/network/interfaces có dạng như sau

auto lo
iface lo inet loopback
iface eth0 inet dhcp

auto wlan0
allow-hotplug wlan0
iface wlan0 inet manual
wpa-conf /etc/wpa_supplicant/wpa_supplicant.conf

iface default inet dhcp

Sau đó soạn thảo file wpa_supplicant.conf bằng lệnh nano /etc/wpa_supplicant/wpa_supplicant.conf. Nội dung file tương tự như sau

 ctrl_interface=DIR=/var/run/wpa_supplicant GROUP=netdev
 update_config=1

 network={
    ssid="YOURSSID"
    psk="YOURPASSWORD"

    # Protocol type can be: RSN (for WPA2) and WPA (for WPA1)
    proto=RSN

    # Key management type can be: WPA-PSK or WPA-EAP (Pre-Shared or Enterprise)
    key_mgmt=WPA-PSK

    # Pairwise can be CCMP or TKIP (for WPA2 or WPA1)
    pairwise=CCMP

   # Authorization option should be OPEN for both WPA1/WPA2 (in less commonly used are SHARED and LEAP)
   auth_alg=OPEN
}
  • Cấu hình cho nhiều mạng wifi

Trong file wpa_supplicant.conf có thể có nhiều network, khác nhau ở SSID, đồng thời mỗi network phải có định danh id_str khác nhau

network={
    ssid="****"
    scan_ssid=1
    proto=RSN
    key_mgmt=WPA-PSK
    pairwise=CCMP TKIP
    group=CCMP TKIP
    psk="****"
    id_str="home1"
    priority=5
}
  • Cài đặt IP tĩnh cho kết nối wifi

Cùng với file wpa_supplicant.conf ghi cấu hình mạng không dây như trên, file /etc/network/interfaces có dạng như sau

iface lo inet loopback

allow-hotplug wlan0
iface wlan0 inet manual
wpa-roam /etc/wpa_supplicant/wpa_supplicant.conf

auto wlan0
iface wlan0 inet static
address ip_tĩnh_của_RPI
gateway x.x.x.x
netmask 255.255.255.0
network x.x.x.x

address là ip tĩnh (tự chọn) cho RPI, gateway, netmask, network tìm được qua các lệnh ifconfig hay ipconfig (xem Bài 5)

Chú thích 3: Đôi khi không thể khởi tạo mạng không dây do mạng có dây ethernet vẫn hoạt động, khi đó cần ngừng daemon ifplugd trên eth0 bằng dòng lệnh sudo ifplugd eth0 –kill đặt ở /etc/rc.local

Leave a Comment

Filed under Software

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *